- Hơn 5.000 cơ sở lưu trú tại Việt Nam được nhận Huy hiệu Du lịch Bền vững
- Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội tăng rất mạnh trong 5 tháng đầu năm
- Nâng cấp ga Đà Lạt đảm bảo phục vụ nhu cầu khách du lịch
- Phú Quốc đón tàu du lịch quốc tế đầu tiên sau dịch COVID-19
- Chính phủ đề xuất tháo gỡ chính sách thị thực
- Người nước ngoài cần làm thủ tục gì để được cấp thị thực điện tử vào Việt Nam?
Chính sách thị thực được Quốc hội thông qua, nâng thời hạn thị thực điện tử cho khách quốc tế lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần; tăng thời hạn miễn thị thực lên 45 ngày.
Việc nới lỏng chính sách thị thực có thể được xem là làn gió mới thổi vào thị trường khách quốc tế đang trầm lắng. Hiện tỷ lệ du lịch quốc tế phục hồi chỉ bằng 23% năm 2019 - theo Báo cáo "Triển vọng du lịch Việt Nam 2023" - thấp hơn tỷ lệ phục hồi trung bình của thế giới là 55%.

Du khách nước ngoài thích thú trải nghiệm phố cổ "không tiếng động cơ" Hội An. Ảnh: CAND
Nghiên cứu về hành vi của du khách cũng thay đổi rất nhiều sau dịch COVID-19. Thay vì những chuyến du lịch 1 tuần hay 10 ngày, du khách có xu hướng đi những chuyến du lịch dài ngày hơn.
Gia hạn trong chính sách thị thực giúp Việt Nam kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách, khắc phục hạn chế của du lịch Việt Nam. Chính sách này tạo điều kiện cho doanh nghiệp thiết kế những sản phẩm cho dòng khách chi trả cao với thời gian lưu trú từ 3 tuần trở lên.
Chính sách có hiệu lực từ tháng 8/2023, là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá tới các thị trường mục tiêu ngay trong mùa cao điểm Thu Đông năm nay.
Việc cải thiện chính sách thị thực cho thấy Việt Nam thích ứng, linh hoạt trong cuộc đua phục hồi ngành du lịch sau đại dịch. Đây sẽ là nền tảng để các doanh nghiệp du lịch phát triển bền vững, bình đẳng với các nước trong khu vực.
Tính chung 5 tháng đầu năm, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt gần 4,6 triệu lượt. Mục tiêu năm 2023, Việt Nam đón 8 triệu khách quốc tế.