Trang chủ
Nóng
Video
Podcast
Tư vấn
Menu
Trang chủ / Hiếm muộn / Khó mang thai vì vòi trứng thông hạn chế
Khó mang thai vì vòi trứng thông hạn chế

Vòi trứng thông hạn chế giống như đoạn ống bị bóp hẹp lại, khiến trứng khó gặp tinh trùng. Tình trạng này làm giảm khả năng thụ thai tự nhiên và tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung – biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm. Dù không có biểu hiện rõ ràng, đây lại là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới.

16 năm tìm con và hành trình vượt qua ba lần mang thai không trọn vẹn

Kết hôn đã 16 năm nhưng vợ chồng chị Phạm Thị Thanh và anh Trần Văn Trung ở Ninh Bình (Hà Nam cũ) vẫn chưa có con. Chừng ấy năm cũng là chừng ấy thời gian anh chị sống trong những tháng ngày vừa hy vọng, vừa thất vọng trên hành trình kiếm tìm con yêu. Áp lực từ những câu hỏi quen thuộc – "Chưa có con à?", "Đi chữa chưa?" – khiến nỗi mong mỏi làm cha mẹ càng trở nên dai dẳng.

Năm 2020, khi có đủ điều kiện kinh tế, vợ chồng anh chị đi khám thì phát hiện 2 vòi trứng thông hạn chế. Chị Thanh sau đó cũng đã được phẫu thuật mở thông 2 vòi trứng & cũng đã có thai tự nhiên. Tuy nhiên cả 3 lần mang thai đều không trọn vẹn: 1 lần chửa ngoài tử cung, 1 lần lưu thai và 1 lần sảy thai khiến vợ chồng anh chị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần.

Năm 2024 vợ chồng chị tìm đến bệnh viện Đức Phúc, sau khi thăm khám, ThS.BS La Thị Phương Thảo, Giám Đốc Trung Tâm Điều Trị Hiếm Muộn, Bệnh viện Đức Phúc nhận định trường hợp chị Thanh và anh Trung: hai vợ chồng tuổi đã cao, cận kề 40 tuổi, 2 vòi trứng thông tắc hạn chế, tiền sử sản khoa vô cùng nặng nề không thể mang thai một cách tự nhiên được nữa, cần phải làm thụ tinh ống nghiệm ngay vì nếu trì hoãn thì chất lượng trứng và tinh trùng ngày càng giảm lúc đó khả năng để mang thai càng khó hơn gấp bội.

Khó mang thai vì vòi trứng thông hạn chế- Ảnh 1.

ThS.BS La Thị Phương Thảo khám và tư vấn cho vợ chồng chị Phạm Thị Thanh

Tháng 7/2024, chị Thanh bắt đầu thực hiện IVF và tiến hành kích trứng, chọc trứng thu được 14 noãn. Nhờ công nghệ nuôi phôi timelapse đã tối ưu quá trình nuôi phôi, đạt được 6 phôi ngày 5 và cũng nhờ tủ nuôi timelapse bác sĩ đã lựa chọn được phôi có hình thái và động học tốt nhất để chuyển phôi. Sau khi tiến hành chuyển 1 phôi ngày 5 vào buồng tử cung. Sau 2 tuần chị Thanh đã có kết quả beta HCG cao, vậy là sau 16 năm chị chính thức được làm mẹ ở tuổi 39.

Dù gặp biến chứng tiểu đường thai kỳ, nhưng nhờ được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thai kỳ của chị vẫn diễn ra ổn định. Đến ngày 21/3/2025, vợ chồng chị Thanh đón đứa con đầu lòng – thành quả ngọt ngào sau 16 năm bền bỉ và không từ bỏ hy vọng.

Khó mang thai vì vòi trứng thông hạn chế- Ảnh 2.

ThS.BS La Thị Phương Thảo đến thăm gia đình chị Phạm Thị Thanh sau khi chị sinh con thành công nhờ phương pháp IVF

Vòi trứng thông hạn chế – nguyên nhân âm thầm gây vô sinh ở phụ nữ

Theo ThS.BS La Thị Phương Thảo, để thụ thai được cần có 3 yếu tố : Thứ nhất phải có buồng trứng và buồng trứng phải có phóng noãn bình thường, thứ 2 là phải có tinh trùng đạt về số lượng và chất lượng, thứ 3 là vòi trứng phải thông thì tinh trùng với trứng mới gặp nhau được. Vòi trứng thông hạn chế là tình trạng khi lỗ vòi trứng bị chật hẹp hoặc tắc không hoàn toàn, khiến trứng và tinh trùng không thể gặp nhau.

Tình trạng này thường không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều phụ nữ chỉ phát hiện sau khi thăm khám hiếm muộn và được chẩn đoán bằng phương pháp chụp tử cung - vòi trứng.

Nguyên nhân dẫn đến hai vòi trứng thông hạn chế là viêm nhiễm đường sinh dục, viêm vùng chậu đặc biệt là do vi khuẩn chlamydia , từng phẫu thuật vùng chậu hoặc từng chửa ngoài tử cung

Khó mang thai vì vòi trứng thông hạn chế- Ảnh 3.

Vòi trứng thông hạn chế là tình trạng khi lỗ vòi trứng bị hẹp hoặc bị tắc một phần

Cách điều trị vòi trứng thông hạn chế như thế nào?

Đối với những phụ nữ không muốn sinh sản nữa hoặc đã qua độ tuổi sinh sản, việc điều trị không nhất thiết cần thiết.

Tuy nhiên đối với phụ nữ có nguyện vọng mang thai sẽ có 2 giải pháp

- Phẫu thuật nội soi thông tắc hai vòi trứng

- Thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF )

Thụ tinh trong ống nghiệm hiện nay đang được xem là lựa chọn hàng đầu trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Đối với những trường hợp phẫu thuật nội soi thông tắc vòi trứng 3-6 tháng không thấy có thai tự nhiên thì nên làm thụ tinh ống nghiệm để có thai sớm

ThS.BS La Thị Phương Thảo khuyến cáo với những cặp vợ chồng kết hôn trên một năm có quan hệ tình dục đều đặn và không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng sau 1 năm mà vẫn chưa có thai thì cần đi khám và đánh giá khả năng sinh sản để tìm biện pháp hỗ trợ sinh sản sớm.

Bình luận bài đăng
Lưu thông tin và không hỏi lại lần sau
Tin liên quan
Hoàn toàn miễn phí
Tư vấn sức khỏe online
Đăng ký nhận các tin y tế mới nhất

Bằng việc đăng ký, bạn đồng ý với các điều khoản và chính sách thu thập dữ liệu của website.

Đăng ký nhận thông báo mới nhất từ chúng tôi

Cập nhật các tin tức mới và chính xác nhất về tình hình y tế, bệnh dịch trên toàn quốc