Trang chủ
Nóng
Video
Tư vấn
Menu
Trang chủ / Góc chuyên gia / Sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần phản ứng nhanh và chính xác
Sơ cứu đột quỵ tại nhà: Cần phản ứng nhanh và chính xác

Hình minh họa.

VTV.vn - Đột quỵ (tai biến mạch máu não) không còn là căn bệnh của riêng người cao tuổi. Ngày càng nhiều người trẻ, ở độ tuổi 30-40, không có bệnh nền nhưng vẫn đột ngột rơi vào tình trạng liệt nửa người, hôn mê hoặc tử vong nếu không được xử trí kịp thời.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận trên 200.000 ca đột quỵ. Gần 50% trong số đó tử vong hoặc sống đời thực vật vì cấp cứu muộn hoặc xử trí sai cách. Theo ThS. Trừ Văn Trưởng – Trưởng khoa Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc (Phú Thọ), việc sơ cứu đúng và đưa người bệnh đến bệnh viện trong "khung giờ vàng" (3–4,5 giờ đầu sau khởi phát) là yếu tố then chốt để cứu sống và hạn chế di chứng.

Nhận biết nhanh dấu hiệu đột quỵ: Quy tắc BEFAST

BEFAST là quy tắc nhận diện sớm đột quỵ, dễ nhớ và dễ áp dụng:

B (Balance): Mất thăng bằng, chóng mặt đột ngột

E (Eyes): Mờ mắt, mất thị lực một hoặc hai bên

F (Face): Méo miệng, liệt nửa mặt

A (Arms): Yếu, tê hoặc không nâng được một bên tay

S (Speech): Nói khó, nói ngọng, không hiểu lời

T (Time): Gọi cấp cứu 115 ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào

5 bước sơ cứu đột quỵ tại nhà

Khi nghi ngờ có người bị đột quỵ, cần thực hiện ngay những bước sau:

Gọi 115 ngay: Không tự đưa đi viện hay chờ người bệnh tỉnh lại.

Đặt nằm nghiêng an toàn: Nằm nghiêng để tránh sặc nếu có nôn ói. Giữ không khí thông thoáng, nới lỏng cổ áo.

Không cho ăn uống hay dùng thuốc: Tránh nguy cơ sặc, ngạt hoặc dùng sai thuốc ảnh hưởng điều trị.

Theo dõi nhịp thở, trấn an người bệnh: Giữ người bệnh tỉnh táo và bình tĩnh trong lúc chờ cấp cứu.

Ghi nhớ thời điểm khởi phát triệu chứng: Là căn cứ quan trọng để bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp.

Tránh các sai lầm khi sơ cứu

Một số hành động sai lầm thường gặp nhưng rất nguy hiểm:

Chích máu đầu ngón tay, cạo gió, xoa dầu: Không có hiệu quả y học, có thể gây nhiễm trùng.

Cho uống nước, sữa, thuốc hạ áp: Nguy cơ sặc cao do rối loạn nuốt, tụt huyết áp đột ngột.

Kéo dậy, đỡ đi lại: Dễ gây té ngã hoặc tổn thương thêm.

Chần chừ, tự theo dõi tại nhà: Làm lỡ "thời gian vàng" cứu não.

Đột quỵ là tình huống cấp cứu y tế tối khẩn cấp. Mỗi phút trôi qua là hàng triệu tế bào não bị tổn thương. Việc nhận biết đúng dấu hiệu và sơ cứu kịp thời tại nhà không chỉ giúp cứu sống người bệnh mà còn quyết định mức độ phục hồi sau này.

Từ khóa phổ biến: đột quỵ , sơ cứu
Bình luận bài đăng
Lưu thông tin và không hỏi lại lần sau
Tin liên quan
Hoàn toàn miễn phí
Tư vấn sức khỏe online
Đăng ký nhận các tin y tế mới nhất

Bằng việc đăng ký, bạn đồng ý với các điều khoản và chính sách thu thập dữ liệu của website.

Đăng ký nhận thông báo mới nhất từ chúng tôi

Cập nhật các tin tức mới và chính xác nhất về tình hình y tế, bệnh dịch trên toàn quốc